'Khoác áo mới' cho công viên
Hai trang Facebook - Sperm Donation Australia và Australian Backpackers Seeking Sperm Donation - có các bài đăng của các bậc cha mẹ tương lai tìm kiếm người hiến tinh trùng.Võ Lâm Nhàn Hiệp VNG: Hãy vào Bang ngay khi có cơ hội!
FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Ông Shinzo Abe: Từ con nhà nòi chính trị đến thủ tướng lâu nhất Nhật Bản
Đã tham gia IRONMAN và IRONMAN 70.3 ở khắp 5 châu lục, VĐV Lâm Túc Ngân đánh giá việc toàn bộ khu vực tổ chức được đặt trong khuôn viên một khu phức hợp tiêu chuẩn quốc tế với đầy đủ tiện ích về lưu trú, ẩm thực, giải trí... là một điểm cộng lớn của giải đấu tại Phú Quốc. Nhờ vậy, các VĐV có thể di chuyển dễ dàng giữa khu vực thi đấu và nơi lưu trú, cũng như kết hợp khám phá các tiện ích giải trí khác trong khu vực.
Những ngày cận kề Tết Nguyên đán 2025, tôi có dịp được gặp ông Guillaume Zen Yperman (51 tuổi, quốc tịch Pháp) cùng gia đình nhỏ ở một quán cà phê Việt Nam trên Phố đi bộ Bùi Viện (TP.HCM).Tôi biết tới ông Guillaume thông qua một người anh thân thiết đang sống và làm việc ở Pháp. Chính sự kết nối đó đã giúp chúng tôi có được cuộc gặp gỡ đầy thâm tình hôm nay, trong một dịp vô cùng đặc biệt - Tết Nguyên đán ở Việt Nam.Ngồi cạnh vợ và con gái, nhìn ra con đường trang trí rực rỡ hoa mai, hoa đào, người đàn ông Pháp trầm ngâm kể về câu chuyện của cuộc đời mình, khi nửa thế kỷ trước ông là một trong những đứa trẻ có mặt trên chuyến bay trong Chiến dịch Không vận Trẻ em (Operation Babylift) của Mỹ vào tháng 4.1975 bay từ Sài Gòn.Tất cả những thông tin mà ông biết về gốc gác Việt Nam của mình đến từ những hồ sơ bằng tiếng Pháp còn được cha mẹ nuôi người Pháp lưu giữ cẩn thận. Theo đó, ông Guillaume có tên khai sinh là Dương Mạnh Hùng, sinh ngày 14.4.1974 ở xã Khánh Hưng, Q.Mỹ Xuyên, tỉnh Ba Xuyên, nay thuộc TP.Sóc Trăng (Sóc Trăng).Hồ sơ không có tên cha, chỉ có tên người mẹ là Dương Thị Phấn. Mạnh Hùng là đứa trẻ bị bỏ rơi khi mới sinh ra và được cô nhi viện ở Ba Xuyên nhận về nuôi. "Đứa trẻ này không có người thân, cha mẹ, chúng tôi cũng không rõ địa chỉ. Cha mẹ chưa bao giờ đến thăm cho đến tận bây giờ", hồ sơ cô nhi viện ghi rõ.Thời điểm này, cậu bé được một cặp vợ chồng người Pháp nhận nuôi. Sau chuyến bay đầy định mệnh, cậu bé bị bỏ rơi ngày nào đã được sống một cuộc đời mới ở nước Pháp, được cha mẹ nuôi yêu thương và chăm sóc như con ruột.Dẫu vậy, niềm khát khao về nguồn cội chưa bao giờ thôi thổn thức trong trái tim của "cậu bé Babylift" năm nào. Khi có con gái năm 2004, người đàn ông quyết định lần đầu tiên về Việt Nam tìm lại mẹ ruột, gia đình máu mủ của mình."Tôi về lại Sóc Trăng sau 3 thập kỷ, ghé thăm cô nhi viện và cũng gặp lại sơ ngày xưa đã chăm sóc tôi. Sơ kể cho tôi nghe mẹ bỏ tôi lại ở cô nhi viện khi 3 tháng tuổi, nhưng không còn bất kỳ manh mối nào thêm", ông kể với phóng viên.Dẫu cơ hội mong manh, thông tin ít ỏi nhưng suốt bao năm qua, ông chưa từng bỏ cuộc trong hành trình tìm mẹ của mình. Suốt 4 lần về Việt Nam, ông đều mang một ý định lớn lao nhất trong cuộc đời: Tìm mẹ ruột!Vào những ngày tháng 4.1975, Mỹ tiến hành một chiến dịch mang tên Operation Babylift (Chiến dịch Không vận Trẻ em) để đưa khoảng 3.000 trẻ em lên máy bay, gấp rút sơ tán khỏi Sài Gòn. Những đứa bé này khi đó đang ở trong các bệnh viện và nhà trẻ mồ côi và chúng đã được máy bay Mỹ chở sang nhiều quốc gia trên thế giới bao gồm Pháp, Úc, Canada và Tây Đức. Hàng ngàn đứa trẻ đã rời khỏi Việt Nam bằng đường hàng không và được nhận nuôi bởi các gia đình trên khắp thế giới.Cạnh bên, bà Virginie Lassour, vợ ông Guillaume cũng xúc động cho biết bà luôn ủng hộ hành trình tìm gia đình ruột của chồng. Bà biết rằng niềm khát khao nguồn cội luôn là niềm đau đáu, là điều day dứt trong trái tim chồng suốt bao năm qua.Cha mẹ nuôi người Pháp của ông Guillaume đã mất cách đây nhiều năm. Ông hy vọng mẹ ruột của mình vẫn còn mạnh khỏe và vẫn đang chờ ông về. "Từ tận đáy lòng, tôi vô cùng biết ơn mẹ vì đã sinh ra tôi, đã cho tôi một cơ hội sống cuộc đời mới tốt đẹp hơn. Tôi chỉ muốn gặp lại bà dù chỉ một lần để bà biết rằng tôi vẫn sống tốt, bình an", ông bày tỏ.Đến Việt Nam vào dịp cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ông cảm thấy thích ngày tết ở đây khi mọi người trang trí tết đầy màu sắc khắp phố phường. Ở Việt Nam, tết là đoàn viên, là sum họp của mọi người thân trong gia đình nên ông thực sự hy vọng sẽ đoàn tụ cùng mẹ ruột của mình.Chị Jade Yperman (23 tuổi) là con gái của người đàn ông Pháp cũng ở Việt Nam hơn 1 tháng nay trong hành trình đi du lịch của mình. Cô con gái hy vọng ước mơ của cha dịp năm mới sẽ trở thành sự thật.Những ngày tới đây, ông Guillaume và gia đình sẽ tiếp tục hành trình khám phá Việt Nam của mình. Hành trình đó sẽ trở nên trọn vẹn hơn khi tìm được câu trả lời cho câu hỏi lớn trong cuộc đời người đàn ông Pháp: "Mẹ tôi là ai?".Ai có tin tức về gia đình ruột của ông Guillaume Zen Yperman vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 0397.587.717 (Zalo) hoặc email: sinhfish@hotmail.com (gặp ông Huỳnh Tấn Sinh). Vô cùng biết ơn!
Tiểu cảnh khu vườn thu nhỏ - không gian chữa lành cảm xúc trong nhà bạn
Messi gia nhập Inter Miami vào tháng 7.2023, anh ký bản hợp đồng có thời hạn 2 năm rưỡi cùng tùy chọn gia hạn năm kế tiếp. Năm 2025 là năm cuối trong hợp đồng hiện nay của danh thủ 37 tuổi người Argentina.Theo báo chí Mỹ, Messi sẽ thực hiện việc kích hoạt điều khoản tùy chọn gia hạn để ở lại Inter Miami thêm ít nhất 1 năm nữa đến sau World Cup 2026, ngay trước khi mùa giải MLS 2025 (giải bóng đá nhà nghề Mỹ) khởi tranh vào cuối tháng 2 tới đây."Cho đến nay, tác động của Messi lên toàn bộ giải MLS là quá lớn. Chỉ sau khoảng 2 năm danh thủ này đến thi đấu, giá trị nhượng quyền thương mại của MLS hiện ở mức trung bình là 721 triệu USD, tăng 6% so với năm 2024. Tổng giá trị của 29 đội bóng ở MLS hiện là 20,8 tỉ USD, bao gồm bất động sản và các doanh nghiệp liên quan đến các đội bóng", trang Sportico công bố ngày 31.1.Theo đó, trong tốp 10 đội bóng ở MLS có giá trị cao nhất năm 2025, hiện có đến 5 CLB vào tốp 1 tỉ USD. Inter Miami từ vị trí thứ 3 đã vươn lên xếp thứ 2, khi tăng liên tục trong 2 năm qua để đạt tỷ lệ tăng tổng cộng lên đến 103%.Đội bóng do ông David Beckham làm chủ tịch và đồng sở hữu, tăng vọt giá trị từ mức 586 triệu USD (năm 2022) lên 1,02 tỉ USD hồi đầu năm 2024 nhờ chiêu mộ Messi trước đó chỉ vài tháng. Mức tăng này tiếp tục được duy trì, tính đến đầu năm 2025 là 17%, để hiện ở mức 1,19 tỉ USD.Với mức giá trị này, Inter Miami chỉ xếp sau đội Los Angeles FC có giá trị 1,28 tỉ USD (tăng 11% so với năm 2024). Trong khi CLB LA Galaxy xếp thứ 3 với 1,11 tỉ USD (tăng 13%). CLB Atlanta United xếp thứ 4 có giá trị 1,08 tỉ USD (tăng 3%), đây cũng là đội bóng đang mua sắm rầm rộ nhất MLS, khi vừa sở hữu ngôi sao Miguel Almiron từ Newcastle (Anh) với giá trị chuyển nhượng 10 triệu USD cộng thêm 4 triệu USD tiền phụ phí. Đội xếp thứ 5 trong danh sách này là New York City FC có giá trị chẵn 1 tỉ USD (tăng 19%, là mức tăng cao nhất).Trang Sportico cho rằng: "Inter Miami rất hứa hẹn sẽ đứng tốp danh sách "CLB hàng tỉ USD" ở MLS sau năm 2025, nhờ đang có nhiều dự án đầy tham vọng ở phía trước như sắp ra mắt sân vận động mới (đầu năm 2026), Messi gia hạn và ký hợp đồng mới. Doanh thu trong năm 2025 dự kiến cũng sẽ tăng vọt, vì đội bóng sẽ dự FIFA Club World Cup vào tháng 6 và có năm thứ 2 liên tiếp góp mặt ở giải CONCACAF Champions Cup…".Messi và đồng đội đang trong giai đoạn chạy đà chuẩn bị cho mùa giải 2025. Từ đầu năm đến nay, danh thủ người Argentina luôn thể hiện sự hạnh phúc và niềm vui cùng Inter Miami dưới sự dẫn dắt của HLV mới cũng là người bạn thân Javier Mascherano. Inter Miami đã có 2 trận toàn thắng đều nhờ các loạt sút luân lưu trước các đội Club America (Mexico) tỷ số 3-2 và Universitario (Peru) tỷ số 5-4, sau khi hòa lần lượt tỷ số 2-2 và 0-0 trong giờ thi đấu chính. Trận sắp tới họ sẽ gặp CLB Sporting San Miguelito của Panama lúc 5 giờ ngày 3.2.